fbpx
Get social with us!
HẸP ỐNG SỐNG LƯNG

HẸP ỐNG SỐNG LƯNG

HẸP ỐNG CỘT SỐNG


Hẹp ống sống là một bệnh lý khá nguy hiểm, làm cho người bệnh đau nhức và khó khăn trong việc vận động đồng thời có thể gây ra nhiều biến chứng khác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh hẹp ống sống là gì?

Ống sống là khoang rỗng của các đốt sống, trong ống sống có chứa tủy sống và các rễ thần kinh. Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp lại, từ đó khiến cho tủy sống và rễ thần kinh bị chèn ép. Bệnh hẹp ống sống thường xảy ra ở vùng dưới lưng hoặc cổ, gọi là hẹp ống sống thắt lưng hay hẹp ống sống cổ. Bệnh được Sachs và Fraenkel phát hiện vào năm 1900 và được miêu tả đầy đủ vào năm 1954 bởi Verbiest.

Nguyên nhân của bệnh hẹp ống sống

Hẹp ống sống được chia thành 2 dạng là hẹp ống sống bẩm sinh và hẹp ống sống mắc phải. Trong đó, nguyên nhân được xác định là:

  • Hẹp ống sống bẩm sinh: do loạn dưỡng sụn, dị dạng đốt sống, dị dạng các bản và cuống cung sau, hẹp ống sống nguyên phát (đường kính trước sau bị ngắn, khoảng cách liên cuống ngắn, ngách bên của ống sống bị san phẳng), quá ưỡn cột sống thắt lưng, gai đôi cột sống, phì đại các khối khớp, phì đại dây chằng vàng, trượt đốt sống, hẹp ống sống sau chấn thương, biến đổi thoái hóa.
  • Hẹp đốt sống mắc phải: do biến đổi thoái hóa như lồi đĩa đệm, thoái hóa cột sống, vôi hóa dây chằng vàng, vôi hóa dây chằng dọc sau; trượt đốt sống; thoát vị đĩa đệm; hẹp ống sống sau chấn thương; hư khớp; phản ứng xương ở các cạnh và khớp đốt sống; hẹp ống sống sau phẫu thuật cố định cứng cột sống, tổ chức sẹo; bệnh xương toàn thân như nhiễm độc flo (fluorose), bệnh Paget.
  • Nguyên nhân hỗn hợp: hẹp ống sống nguyên phát kết hợp với biến đổi thoái hóa.

 

Biểu hiện của bệnh hẹp ống sống

Mỗi dạng hẹp cột sống có một ảnh hưởng động trên sự chèn ép thần kinh, nhất là khi bê vật nặng. Sự ảnh hướng này là lý do các triệu chứng bệnh thường khác nhau giữa các thời điểm. Nhìn chung, bệnh có những biểu hiện thường thấy là:

  • Đau ở vùng lưng và vùng thắt lưng.
  • Đau nhức ở vùng mông, đùi, chân do dây thần kinh tọa bị chèn ép.
  • Tê, ngứa, nóng ran ở mông hay chân kèm theo những cơn đau nhức: do áp lực chèn ép lên các rễ thần kinh tăng lên.
  • Chân yếu dần, khó kiểm soát vận động, có phản ứng dị cảm, đôi khi liệt cơ và rối loạn cơ tròn kiểu kín đáo.
  • Nếu nghiêng người về phía trước hoặc ngồi sẽ ít đau hơn vì lúc này không gian trong ống sống tăng lên nên các dây thần kinh ít bị chèn ép. Ngược lại, khi đứng thẳng lưng hoặc đi bộ, nhất là đi xuống dốc, xuống cầu thang sẽ vô cùng đau nhức.

Do nằm ở vị trí khuất bên trong cơ thể nên để phát hiện bệnh, bệnh nhân phải làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp cắt lớp cột sống có tiêm thuốc cản quang vào khoang dưới nhện hoặc chụp cộng hưởng từ cột sống, hoặc cả hai phương pháp trên.

Ai thường bị bệnh hẹp ống sống?

Bệnh hẹp ống sống thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi, không phân biệt nam nữ. Nguyên nhân mắc bệnh ở người lớn tuổi thường do bị thoái hóa, trong khi ở người trẻ, bệnh thường xuất phát từ các bệnh lý di truyền có ảnh hướng tới sự phát triển của xương và cơ.

Cần tránh gì khi bị hẹp ống sống?

Những người bị hẹp đốt sống cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh vận động mạnh, đi bộ nhiều hoặc lên, xuống cầu thang. Bệnh hẹp ống sống không quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách có thể khiến người bệnh đau nặng hơn, yếu hai tay, thậm chí là liệt tứ chi. Do đó, khi có các dấu hiệu đau kể trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị đúng cách.

Cách điều trị bệnh hẹp ống sống

Tùy vào vị trí và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật, kết hợp với thuốc giảm đau.

  • Vật lý trị liệu: đi bộ ở tư thế cong lưng về phía trước, đạp xe, ngồi ghế tựa cong lưng lại…
  • Sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau và gây tê ngoài màng cứng.
  • Phẫu thuật: Trường hợp nặng, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ nửa cung sau hoặc toàn bộ cung sau ở đoạn bị hẹp ống sống, cắt bỏ đĩa đệm để giảm sức ép lên dây thần kinh.

Thông thường, những bệnh nhân sau phẫu thuật đều phục hồi tốt, tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây và làm phẫu thuật ít nhiều cũng để lại những tác dụng phụ không mong muốn.  

Phương pháp điều trị tốt nhất đối với bất cứ chứng bệnh nào là phòng ngừa để bệnh đó không xảy ra.  Khi bạn có những biểu hiện khó chịu, mệt mỏi, nhức cột sống, đi đứng khó khăn thì bạn cần hành động ngay để phòng ngừa sự phát triển của căn bệnh.  Bạn có thể dùng thêm các loại thực phẩm chức năng để nuôi dưỡng khớp.  Dùng ngay iFLEX365 để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho khớp.