ĐAU MÃN TÍNH,
NGUYÊN NHÂN GÂY TEO NÃO
Nếu bạn là một trong số ước tính từ 50 đến 100 triệu người Mỹ đang bị hành hạ bởi những cơn đau mãn tính bạn sẽ nhận thức được sự đau khổ và đời sống thay đổi như thế nào. Không một bộ phận nào trong cơ thể bạn không bị ảnh hưởng bởi cơn đau. Bạn ăn không ngon, ngủ không yên, đời sống ái ân bị phá hủy và tất cả những gì tốt đẹp nhất đều không có ý nghĩa. Những hoạt động mỗi ngày của bạn trở thành cực hình tựa như bạn đang leo đỉnh núi Everest. Bạn không thể tập trung vì nỗi đau luôn luôn ở trong tâm trí bạn. Nó ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc đời bạn cả về thể chất, tinh thần và tình cảm. Nó làm khả năng suy nghĩ của bạn rối loạn, mất đi sáng suốt và thay đổi tính tình bạn. Mọi người có thể nhìn thấy cơn đau trên mặt bạn bởi bạn luôn cau có, khó chịu, nóng giận bất thường và bạn cảm thấy cuộc đời không còn những niềm vui. Lúc này bạn mới thấm thía được câu nói của người xưa rằng “có sức khỏe là có tất cả” hoặc “có tiền chưa chắc mua được sức khỏe”. Nói tóm lại, đau mãn tính đang dần dần giết chết bạn.
Các nghiên cứu gần đây thậm chí còn cho thấy rằng bộ não của những người đau khổ mãn tính, bị teo lại và dường như không thể phân biệt được so với não bộ của những bệnh nhâni bị mất trí nhớ (ALZHEIMER’S). Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây của Đại Học Canada cho thấy đau mãn tính làm cho não suy thoái gấp 10 lần tỷ lệ so với người không đau! Nói tóm lại, đau nhức mãn tính đang cướp đi sinh lực sống của chính bạn. Để chinh phục những cơn đau thì chúng ta cần có sự hiểu biết tường tận về những chứng đau nhức.
Sự Hình Thành Của Những Chứng Đau Mãn Tính
Trong nhiều năm, các nhà khoa học thần kinh đã biết rằng Đau mãn tính có thể gây teo não không thể phân biệt được với bệnh mất trí nhớ (Alzheimer’s) hay chóng quên (Dementia). Gần đây, tạp chí Khoa Học Thần Kinh có uy tín đã báo cáo nghiên cứu của Trường Đại Học McGill cho thấy, “Con người bị chứng đau nhức toàn thân (Fibromyalgia) càng lâu thì lượng chất xám bị mất càng nhiều, với mỗi năm đau toàn thân tương đương 9,5 lần so với sự lão hóa bình thường”. Bạn hãy suy nghĩ về tuyên bố này trong một phút. Nếu bạn bị đau nhức kinh niên (chronic pain) từ năm này qua năm nọ thì sự tổn thương và lão hóa thần kinh não bộ của bạn sẽ tăng gấp 10 lần. Bạn hãy đọc thật kỹ đoạn này cho đến khi bạn thực sự hiểu rằng đau mãn tính là kẻ thù số 1 dẫn đến tổn thương não bộ.
Mặc dù có rất nhiều chứng đau nhức khác nhau và đau mãn tính là những vấn đề rất phức tạp nhưng chúng tôi sẽ cố gắng đơn giản hóa vấn đề để bạn có thể hiểu rõ hơn. Đau mãn tính phát xuất từ 2 vùng sau:
- Cơ Thể (The Body)
- Hệ thần kinh trung ương (central nervous system)
Đau mãn tính là một dạng học hỏi “learned” của hệ thần kinh trung ương. Tương tự như mọi năng khiếu như; đánh đàn, ngôn ngữ, thể thao…đau nhức mãn tính được hình thành theo một chuỗi phản ứng thần kinh được lập đi lập lại theo một thói quen. Nếu các dây thần kinh dẫn truyền cảm giác đau luôn được kích thích từ các tác nhân như; áp lực, hóa chất, tổn thương, thuốc, bệnh …thì chắc chắn rằng não bộ của bạn sẽ rất nhạy cảm (hypersensitive to pain) với những chứng đau nhức. Điều này chứng tỏ rằng đau mãn tính là hiện tượng được lặp đi lặp lại như một tật xấu mà chúng ta bám giữ. Phần lớn những chứng đau nhức là loại 2. Có 3 loại đau nhức được hình thành như sau:
Đau Loại 1: Thần kinh đau (nociception)
Thần kinh đau là dạng thần kinh cảm nhận từ các kết thúc của thần kinh (free nerve endings) để cảm nhận sự kích thích từ môi trường xung quanh để xác định các kích thích có độc hay không và có gây sự tổn thương hay không. Dây thần kinh đau được tìm thấy trong da, khớp, các cơ quan, và các mô khác. Đau Loại I Là loại đau xảy ra khi một vật nặng nào đó đè lên chân của bạn. Bạn có cảm giác đau nhưng khi vật nặng đó được loại bỏ thì cơn đau không còn, không có chấn thương và không tạo ra những chứng sưng viêm. Cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường ngay sau khi vật nặng được lấy đi. Đây là loại thần kinh luôn hoạt động để bảo vệ cơ thể tránh khỏi những loại tổn thương đến từ những áp lực môi trường như sức nặng, nhiệt hoặc các loại hóa chất độc hại.
Đau Loại 2: Sưng Viêm
Sưng viêm (inflammation) là dạng đau được hình thành từ những tổn thương của các mô (tissues) trong cơ thể. Khi bất cứ tế bào nào bị tổn thương cũng sẽ tiết ra những tín hiệu để báo động cho toàn cơ thể. Hiện tượng của viêm là: sưng, nóng, đỏ, đau và mất đi chức năng. Cắt tay là một ví dụ điển hình của loại đau này. Khi bị cắt tay; triệu chứng sưng, viêm, nóng, đỏ và đau là những triệu chứng được thấy rõ. Cơ thể sẽ được phục hồi sau 2-3 tháng đối với các loại đau loại 2. Tuy nhiên một số bệnh vì không được chữa trị đúng cách hoặc cơ thể luôn bị tổn thương sẽ dẫn đến chứng đau mãn tính khiến cơ thể rất nhạy cảm với những chứng đau nhức.
Đau Loại 3: Siêu Nhạy Cảm (Super-Sensitivity)
Đây là loại đau đặc biệt không giống như những loại đau thông thường. Có lẹ bạn hoặc bạn đã từng tiếp xúc với một số người đụng nhẹ cũng thấy đau. Đau nhạy cảm là chứng đau được hình thành do thói quen hình thành bởi hệ thần kinh. Hệ thần kinh là một dạng thần kinh học hỏi (learned). Bất cứ sự kích thích hay tín hiệu nào được lập đi lập lại sẽ được hệ thần kinh cài đặt trong bộ nhớ và trở nên rất nhạy cảm. Một ví dụ có thể thấy được rằng nếu bạn bị cướp nhiều lần tại một khu vực nào đó thì tự nhiên bạn rất nhạy cảm và sợ hãi mỗi khi bạn đi đến khu vực đó hoặc chỉ nhắc đến khu đó thì bạn phản ứng kịch liệt. Tương tự như thế, cơ thể tiếp xúc với những chứng tổn thương kinh niên thì thần kinh sẽ học được những tín hiệu, ghi vào bộ nhớ và tự động phát những tín hiệu nhạy cảm. Thần kinh đau loại 3 sẽ khiến cơn đau ở mô bình thường nhạy cảm hơn gấp ngàn lần được chứng minh bơỉ công trình của nhà thần kinh học nổi tiếng, DR. CHAN GUNN. Đối với những người mắc các chứng đau loại 3 thì việc điều trị trở nên rất phức tạp, cần có thời gian và sự quyết tâm của người bệnh.
Đau loại 3 là là loại khó điều trị nhất vì người bệnh nhân trở nên cực kỳ nhạy cảm với mọi kích thích. Chỉ một kích thích nhỏ cũng có thể khiến người bệnh phản ứng rất nhạy cảm. Họ có thể cảm nghiệm cơn đau cả ngày, từ ngày này qua tháng nọ. Cơn đau khiến họ mệt mỏi, mất ngủ, trầm cảm và chán nản. Những người bị đau nhức kinh niên cộng thêm sự dồn nén áp lực tinh thần cao sẽ rất dễ mắc chứng đau nhức nhạy cảm loại 3.
Hy vọng rằng cơn đau của bạn, mặc dù nghiêm trọng, vẫn còn là loại II. Nếu những cơn đau không được điều trị sớm sẽ bị khóa (lock) vào não bộ để trở thành những lập trình đau nhức luôn ám ảnh và hạnh hạ bạn. Bất cứ chứng đau nào, nặng hoặc nhẹ cũng có thể được điều trị. Các cơn có nguồn gốc xuất phát từ những xáo trộn trong cơ thể từ cấu trúc, sinh học hoặc tâm lý vì thế chúng ta cần điều chỉnh toàn diện 3 yếu tố gây đau nhức để hoàn toàn chinh phục các chứng đau nhức đang hành hạ bạn.
Để tìm hiểu thêm về phương pháp khắc phục các chứng đau nhức mãn tính, hãy đọc ngay quyển sách “CHINH PHỤC ĐAU NHỨC”, quyển sách giúp bạn chinh phục mọi chứng đau nhức ngay hôm nay!