fbpx
Get social with us!
VIÊM GÂN (TENDONITIS)

VIÊM GÂN (TENDONITIS)

BỆNH VIÊM GÂN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Gân là một phần quan trọng trong cơ thể giúp con người có thể thực hiện được các động tác đi, đứng, cầm, nắm… Một khi gân bị viêm các hoạt động của con người cũng bị hạn chế. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến đứt gân, làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Vậy viêm gân là gì, vì sao bị viêm gân và cách chữa trị ra sao? Mời quý độc giả cùng tham khảo những thông tin sau đây:

Viêm gân là gì?

Gân là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, có nhiệm vụ nối cơ vào xương. Về tính chất, gân tạo thành một mô bền và đàn hồi, có vai trò vận chuyển lực của cơ đến khớp để thực hiện vận động.

Dây chằng là những sợi bao bọc khớp để củng cố bao khớp. Viêm gân là tình trạng dây chằng bị viêm và kích ứng, gây đau đớn làm cho người bệnh vận động khó khăn. Viêm gân có thể xảy ra ở bất kỳ dây chằng nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là trên vai, khuỷu tay, cổ tay và gót chân.

Nguyên nhân bị viêm gân?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm gân, phổ biến nhất là do chấn thương, vi chấn thương. Các hoạt động quá mức kéo dài và lặp đi lặp lại, co cơ quá mức, đột ngột hoặc sau tư thế… làm cho các dây chằng thực hiện nhiệm vụ cần thiết nặng thêm. Ngoài ra, viêm gân cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

  • Các bệnh ảnh hưởng đến bao hoạt dịch: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, rối loạn chuyển hóa.
  • Thoái hóa do tuổi già.
  • Nghề nghiệp: Những người có công viên liên quan đến chuyển động lặp đi lặp lại, rung, gắng sức mạnh, vận động viên các môn thể thao như bóng chày, bóng rổ, bowling, golf, chạy, bơi lội, tennis … có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Biểu hiện của bệnh viêm gân

Bệnh viêm gân có những biểu hiện lâm sàng như đau ở vị trí tổn thương, đau khu trú tại chỗ và ít lan xa. Đau có thể xảy ra cả ngày lẫn đêm và sẽ tăng lên khi cử động gân đau. Ngoài ra, tùy vào vị trí gân tổn thương, bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng như:

  • Viêm gân bám tận của cơ bám vào đầu xương: Một số gân quanh vùng bám tận có các túi hoạt dịch để ngăn cách gân với nền xương và các gân lân cận khác. Viêm gân bám tận của cơ bám vào đầu xương là hiện tượng viêm ở màng ngoài xương, gọi là viêm cốt mạc ngoài gân hoặc viêm ở phần thanh dịch gọi là viêm túi thanh dịch.
  • Viêm bao gân: Để cố định đường đi của các gân dài qua các vị trí đặc biệt, nhất là khi đổi hướng, một bao hoạt dịch được hình thành có nhiệm vụ bọc lấy gân. Bao gân có cấu trúc giống như màng hoạt dịch, bên trong có dịch nhầy. Nếu dịch nhầy này bị tổn thương sẽ làm cho gân bị viêm.
  • Viêm bao gân vùng mỏm châm quay (bệnh De Quervain): Vùng mỏm châm quay cổ tay có một bao hoạt dịch bọc chung hai gân của cơ dạng dài và dạng ngắn ở ngón tay cái. Bao gân này bị viêm sẽ làm cho mỏm châm quay hơi nề và người bệnh sẽ có cảm giác đau ở bờ ngoài vùng mỏm châm quay. Đau nặng khi cử động ngón cái, nhất là động tác duỗi. Bệnh này thường xảy ra ở phụ nữ do thường xuyên giặt, xách, dệt, đan…
  • Hội chứng đường hầm cổ tay: là hiện tượng viêm các bao gân nằm trong ống cổ tay, làm cho các dây thần kinh giữa bị chèn ép gây rối loạn cảm giác, tê, đau các ngón tay, nhất là ngón tay cái; cổ tay bị viêm sưng nhẹ; các ngón tay giảm lực, trượng hợp nặng có thể teo ngón cái. Đau nặng hơn khi duỗi cỗ tay và khi thời tiết lạnh.
  • Ngón tay lò xo: Để cố định đường đi, gân gấp các ngón tay từ bàn tay vào ngón tay sẽ chui qua các vòng dây chằng. Nếu các dây chằng này bị viêm hay gân gấp bị nổi cục sẽ dẫn đến hiện tượng ngón tay lò xo, làn cho các ngón tay khó duỗi.
  • Viêm gót chân Achille: là tình trạng viêm điểm bám tận của gót chân với biểu hiện là đau, sưng, nóng đỏ gân gót chân. Khi sờ vào sẽ thấy nổi cục và ấn vào rất đau, nhất là khi gập duỗi bàn chân. Trường hợp nặng có thể dứt gân chân làm cho người bệnh khó đứng vững.

Ai thường bị viêm gân?

Bệnh viêm gân có thể xảy ra ở người lớn lẫn trẻ nhỏ, cả nam và nữ nhưng phổ biến nhất là người cao tuổi, vận động viên thể thao và những người thường hoạt động dây chằng nhiều.

Cần tránh gì khi bị viêm gân?

Về vận động, người bệnh không nên vận động nhiều, đặc biệt là các động tác có thể khiến cho vùng viêm bị đau và ảnh hưởng nặng thêm.

Về chế độ dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều, muối, natri, đường, dầu ăn chưa bão hòa, thực phẩm chiên, ngũ cốc tinh chế, đồ uống có cồn và caffeine.

Cách điều trị bệnh viêm gân

Viêm gân không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu phát hiện và điều trị không kịp thời, đúng cách có thể khiến người bệnh bị đứt gân, dẫn đến hạn chế vận động. Các phương pháp điều trị viêm gân hiện nay thường kết với điều trị nội khoa với vật lý trị liệu.

  • Băng bó khớp và gân khi vận động
  • Massage sâu (deep massage) để tái tạo các tế bào mới
  • Dùng các loại dầu nóng

Trường hợp nặng, có thể phẫu thuật để khôi phục chức năng của gân.

Sản Phẩm hỗ Trợ

Là sản phẩm duy nhất trên thị trường kết hợp 18 dược chất triết xuất từ các loại thảo mộc và tinh dầu, iFLEX365  trong uống ngoài thoa là giải pháp số 1 cho mọi chứng đau nhức.   Với trên 10 năm nghiên cứu từ y học Ấn Độ, khoa trật đả Trung Hoa, khoa boxing người thái, khoa y học thể thao (sport medicine), khoa chỉnh hình (chiropractic) và những phương thuốc bí truyền của các dân tộc cổ, iFLEX365 trong uống ngoài thoa đem lại kết quả nhanh chóng cho các chứng đau nhức cơ khớp.

iflex-global