fbpx
Get social with us!
VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP

VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP

Viêm đa khớp dạng thấp còn gọi là viêm khớp dạng thấp, là bệnh lý nguy hiểm nhất trong tất cả các bệnh viêm khớp. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho tim mạch, biến chứng ở da, phổi, thậm chí là đột quỵ, tàn tật suốt đời.

Viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh lý mãn tính, tự miễn có quá trình và có tính đối xứng, gây suy nhược và ảnh hướng đến các bộ phận khác của cơ thể như tim, phổi, mạch máu nhỏ, dây thần kinh và mắt.

Tại sao bị viêm đa khớp dạng thấp?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa khớp dạng thấp như:

  • Do virut: Virut có thể là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa khớp dạng thấp, tuy nhiên điều này vẫn chưa được các nhà khoa học xác định một cách chắc chắn.
  • Yếu tố cơ địa: Theo các thống kê, có đến 70-80% bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp là nữ trong khi ở nam, tỷ lệ này chỉ khoảng 60-70%.
  • Di truyền: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, nếu trong gia đình có bố mẹ bị viêm đa khớp dạng thấp thì con cái có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Khoảng 60-70% bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp là do di truyền.
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, các lớp sụn khớp sẽ bị bào mòn. Theo nghiên cứu, 90% khả năng các lớp sụn bị suy giảm chức năng khi bước sang tuổi 50. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm đa khớp dạng thấp.
  • Nghề nghiệp: Những người thường xuyên làm việc nặng quá sức có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Các yếu tố khác: Thời tiết lạnh, môi trường sống ẩm thấp, cơ thể mệt mỏi, suy yếu hoặc phẫu thuật cũng là những nguyên nhân gây ra viêm đa khớp dạng thấp.

Biểu hiện của bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh lý phức tạp và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, do đó các triệu chứng của bệnh cũng rất đa dạng:

  • Dấu hiệu ở khớp: Thường cứng khớp khi mới ngủ dậy; các khớp bị đau và sưng, nhất là các khớp nhỏ như khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân; các khớp bị viêm có tính chất đối xứng, ví dụ 2 khớp cùng vị trí trên 1 ngón tay ở 2 bàn tay; nóng và đỏ da ở vùng quanh khớp vị viêm; trường hợp nặng khớp có thể dính lại gây biến dạng bàn tay hoặc bàn chân.
  • Dấu hiệu toàn thân: da xanh xao, toàn thân mệt mỏi, sút cân, kém ăn và mất ngủ; cơ thể nổi nhiều hạt dưới da gần khớp khuỷu tay, khớp gối, quanh cổ tay nhưng không đau và không di động; nổi ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân; teo cơ tại vùng quanh khớp bị viêm do ít vận động; viêm gân và bao gân quanh khớp; dây chằng khớp viêm co kéo hoặc giãn gây lỏng lẻo khớp; bao khớp phình to.
  • Một số biểu hiện nội tạng hiếm gặp: tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, rối loạn thần kinh thực vật, xương mất chất vôi tự nhiên…
Hệ miễn dịch phá hủy màng khớp và làm dính khớp

Ai thường bị viêm đa khớp dạng thấp?

Các thống kê cho thấy có khoảng 0.5-1.5% người trên thế giới mặc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, chủ yếu ở độ tuổi từ 30-50. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) người cao tuổi và phụ nữ là hai đối tượng dễ bị viêm đa khớp dạng thấp nhất. Thậm chí, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn năm giới gấp 2,6 lần. Ngoài ra, những người thường xuyên làm việc nặng, người béo phì, nghiện thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp cao.

Một số trường hợp đặc biệt, viêm đa khớp dạng thấp có thể xảy ra ở trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên gọi là viêm khớp dạng thấp vị thành niên tự phát. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.

Cần tránh gì khi bị viêm đa khớp dạng thấp

Về chế độ ăn uống, người bị viêm đa khớp dạng thấp cần kiêng các loại thức ăn làm từ bột mì, nếp, phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, cà phê, thuốc lá, su hào, rau muống… Thay vào đó, nên bổ sung các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ quá trình điều trị như các thực phẩm có chứa acid béo omega-3, hoa quả giàu Vitamin C, rau xanh…

Đồng thời, bệnh nhân không được làm việc quá sức, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Phương pháp chữa trị

Hiện nay những phương pháo điều trị chính của bệnh viêm đa khớp dạng thấp là để kiểm soát (manage) bệnh chứ không điều trị tận gốc.  Các phương pháp thường được phối hợp các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc steroid và những loại thuốc ức chế hệ miễn nhiễm.  Những phương pháp này chỉ giúp giảm thiểu triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển chứ không hoàn toàn chữa tận gốc.

Vì quá trình hình thành bệnh diễn ra trong thời gian khá dài nên để điều trị tận gốc thì người bệnh cần theo một quy trình dinh dưỡng rất gắt gao.  Sự thành công thường tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh lý và sự quyết tâm của người bệnh.  Phương pháp tốt nhất là phối hợp trị liệu phương pháp chỉnh hình, vật lý trị liệu, điều chỉnh cột sống, dinh dưỡng, laser, thể dục và tâm lý trị liệu.  Vì đối với bệnh viêm đa khớp dạng thấp thì 3 nguyên tố căn bản như: cấu trúc (structure), sinh học (biological) và tâm lý (psychological) đều bị rối loạn.  Thể nên để điều trị tận gốc chứng bệnh này thì cần được phối hợp toàn diện để quân bình cơ thể.  Với phương pháp trị liệu phối hợp trên, Trung Tâm Đau Nhức đã giúp rất nhiều bệnh nhân bị chứng viêm đa khớp dạng thấp tìm lại được niềm vui trong cuộc sống.  Hãy liên lạc với chúng tôi ngay để được tư vấn và trị liệu.