fbpx
Get social with us!
TÌM HIỂU GAI KHỚP GỐI

TÌM HIỂU GAI KHỚP GỐI

 

TÌM HIỂU BỆNH GAI KHỚP GỐI

Gai khớp khối là một bệnh lý phổ biến hiện nay ở những người lớn tuổi. Nó không chỉ gây ra những khó khăn trong việc vận động mà còn có thể khiến người bệnh bị bại liệt hai chân. Vậy nguyên nhân, biểu hiện của bệnh này là gì và cách phòng tránh, chữa trị ra sao? Mời quý độc giả cùng tham khảo những thông tin sau đây.

Bệnh gai khớp gối là gì?

Khớp gối là nơi tiếp giáp giữa ba xương là xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Đây là khớp lớn nhất và có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc vận động của cơ thể, có nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng cơ thể và giúp cho các hoạt động đi lại, co duỗi được diễn ra thuận lợi.

Do nhiều nguyên nhân, khớp gối hình thành những gai xương nhọn, nhỏ, dẹt gọi là gai khớp gối. Những chiếc gia này làm cho dây thần kinh, gân cơ và lớp sụn bọc khớp bị chèn ép gây đau nhức và khó khăn trong quá trình vận động, thậm chí là mất khả năng vận động và bại liệt hoàn toàn hai chân.

Nguyên nhân của bệnh gai khớp gối?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gai khớp gối, bao gồm:

  • Thoái hóa sụn khớp: Khi bước sang tuổi 30, hệ thống xương khớp sẽ bắt đầu bị thoái hóa, lớp sụn khớp bị bào mòn lâu ngày trở nên thô ráp, xù xì và bề mặt lởm chởm. Lúc này, cơ thể sẽ sửa chữa các phần hư hỏng bằng cách lắp canxi vào. Tuy nhiên canxi không phải là thành phần cấu tạo nên sụn khớp nên chúng tích tụ thành những chiếc gai mà y học gọi là gai khớp gối.
  • Do chấn thương: Khi khớp gối bị gãy, nứt, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách đem canxi đến lắp vào những chỗ đó. Những hạt canxi có hình dạng khác nhau và khi bổ sung vào xương khớp gối, chúng có thể chèn ép rễ thần kinh, cơ, gân gây ra những cơn đau nhức mỗi khi vận động.
  • Khô khớp: Tình trạng này thường xuất hiện ở những người lớn tuổi. Các dịch nhày bôi trơn đầu khớp bị thiếu hụt, khi vận động các đầu khớp sẽ ma sát, mài mòn lẫn nhau, dần dần làm hư sụn khớp và dẫn đến bệnh gai khớp gối.
  • Cấu trúc mô sụn kém bền vững: Khi cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như kẽm, magie, đồng… sẽ làm cho lớp mô sụn không bền vững và không đủ vững chắc để nâng đỡ trọng lượng cơ thể, từ đó dẫn đến bệnh gai khớp.
  • Ngoài những nguyên nhân kể trên, gai khớp gối còn xảy ra do gen di truyền, dị dạng bẩm sinh, ở phụ nữ mang thai, người bị thừa cân, tiểu đường…

Biểu hiện của bệnh gai khớp gối?

Các triệu chứng thường thấy của bệnh gai khớp gối là:

  • Đau, mỏi khớp gối, các vận động khớp gối kém hơn bình thường. Các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn với mức độ ngày càng nặng, nhất là vào ban đêm và khi vận động.
  • Có hiện tượng cứng khớp, khó co duỗi chân vào sáng sớm.
  • Một số trường hợp, khớp gối có thể bị sưng lên và mất cảm giác.
  • Trường hợp nặng, gối sẽ bị biến dạng vẹo vào trong, gọi là chân vòng kiềng, khiến cho người bệnh không vận động được hai chân, thậm chí có thể ảnh hưởng đến vùng bắp chân và vùng đùi.

Ai thường bị gai khớp gối?

Bệnh gai khớp gối thường xảy ra chủ yếu ở nam giới sau tuổi 30. Ngoài ra, những người thừa cân, phụ nữ mang thai, béo phì, tiểu đường… cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Cần tránh gì khi bị gai khớp gối?

Nếu không may bị đau khớp gối, người bệnh cần hạn chế vận động mạnh, thay vào đó là luyện tập thể dục nhẹ nhàng và tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ để khôi phục chức năng khớp.

Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ; bắp; các thức uống có chứa nhiều cồn; thực phẩm chứa hàm lượng purin và fructozo cao như cá trích, thịt gia súc, gan… Nếu bị thừa cân, cần phải giảm cân tối đa để tránh tạo áp lực cho khớp.

Cách điều trị bệnh gai khớp gối

Gai khớp gối là một bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể mất khả năng vận động và bị nhiều biến chứng khác. Vì vậy khi có những biểu hiện bất thường ở vùng khớp gối, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Ngoài những loại thuốc giảm đau, y học hiện đại ngày nay còn áp dụng nhiều biện pháp để giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động khớp gối như nội soi khớp, mài những chỗ lởm chởm của sụn, cắt gai, ghép sụn lành vào chỗ bị ăn mòn…

Lời khuyên cho những người bước sang tuổi 30 là nên có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc khớp đúng cách để phòng ngừa thoái hóa khớp, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gai khớp.

Sản Phẩm hỗ Trợ

Là sản phẩm duy nhất trên thị trường kết hợp 18 dược chất triết xuất từ các loại thảo mộc và tinh dầu, iFLEX365  trong uống ngoài thoa là giải pháp số 1 cho mọi chứng đau nhức.   Với trên 10 năm nghiên cứu từ y học Ấn Độ, khoa trật đả Trung Hoa, khoa boxing người thái, khoa y học thể thao (sport medicine), khoa chỉnh hình (chiropractic) và những phương thuốc bí truyền của các dân tộc cổ, iFLEX365 trong uống ngoài thoa đem lại kết quả nhanh chóng cho các chứng đau nhức cơ khớp.

iflex-global