Khi bạn bị đau nhức toàn thân, mệt mỏi, khó ngủ,.. nhưng bạn lại không hiểu mình bị bệnh gì? Hãy nghĩ ngay đến bệnh đau nhức toàn thân (Fibromyalgia). Vậy căn bệnh này là gì, nó có nguy hiểm hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây!
Bệnh đau nhức toàn thân (Fibromyalgia) là gì?
Bệnh đau nhức toàn thân tên y học là Fibromyalgia, 1 số y văn gọi là hội chứng đau xơ cơ, là tình trạng đau tái đi tái lại trên hầu khắp các cơ của cơ thể, ngoài ra còn đau ở gân và khớp. Bệnh đau nhức toàn thân là một căn bệnh kỳ lạ, đến với nhiều người trong chúng ta. Trong 100 người, có 2 đến 8 người mắc bệnh này.
Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh này là gì?
Hiện nay, nguồn gốc sinh ra bệnh này vẫn chưa có lời giải chính thức, nhưng các nhà khoa học tin rằng có gì đó tác động lên các tín hiệu và hóa chất trong não. Những yếu tố dưới đây rất có thể là nguyên nhân gây ra bệnh:
Di truyền: có thể do một đột biến di truyền nhất định dễ dàng các rối loạn phát triển;
Nhiễm trùng: một số bệnh có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh đau cơ xơ hóa;
Chấn thương thể chất hay tình cảm, ví dụ rối loạn căng thẳng sau chấn thương, một chấn thương hoặc nhiễm trùng, sinh con, phẫu thuật hoặc sự đổ vỡ một mối quan hệ.
Đối tượng hay mắc bệnh này?
Phụ nữ trên 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn hẳn so với nam giới. Tuy nhiên không phải vì thế mà nam giới hay những độ tuổi khác không mắc bệnh. Phụ nữ mang bệnh này thường cảm nhận cái đau của bệnh này cao hơn hẳn. Đặc biệt, người đa cảm thường nhận ra bệnh nặng hơn những người còn lại. Ở Thụy Điển và Anh, có khoảng 1% dân số bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Tại Mỹ có khoảng 4% dân số mắc bệnh. Như đã nói ở phần nguyên, rất có thể bệnh có di truyền vì vậy những người có người nhà bị căn bệnh có thể di truyền, đôi khi trong một nhà có nhiều người cùng bị.
Triệu chứng thường gặp của bệnh là gì?
Đau đương nhiên chính là triệu chứng hàng đầu của căn bệnh này
– Đau nhức: Bệnh gây đau ở nhiều chỗ, gần như chẳng chỗ nào không bị đau: đau khắp thân người, đau tay, đau chân, đau cả cột sống.
– Mệt mỏi: Đa số người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Có người gần như chẳng khi nào thấy khỏe, lúc nào cũng uể oải, không có sức làm việc.
– Mất ngủ: Giấc ngủ thường xuyên xáo trộn, mất ngủ, nếu ngủ lại không sâu, sáng dậy vẫn có cảm giác mệt mỏi, ngủ không đủ.
– Các triệu chứng thần kinh: Người bệnh hay bị nhức đầu căng thẳng hoặc nhức đầu một bên hơn người bình thường
– Nhạy cảm: Người bệnh hay nôn nao khó chịu khi ngửi mùi (mùi thức ăn, mùi dầu thơm, …), khi nhìn ánh sáng mạnh, khi nghe tiếng động lớn.
– Các triệu chứng tâm thần: Người bệnh hay căng thẳng tinh thần hoặc buồn chán có thể vì bị đau nhức và mệt mỏi kinh niên năm này qua năm khác, song cũng có thể do các xáo trộn hóa học trên óc vừa gây bệnh đau nhức toàn diện, vừa gây bệnh căng thẳng tinh thần, buồn chán.
Vậy bệnh này có điều trị được hay không?
Cho đến hiện tại, y học vẫn vẫn chưa tìm ra cách chữa khỏi bệnh này vì họ không biết rõ được nguyên nhân phát sinh bệnh, nhưng có thể dùng một số biện pháp dưới đây có thể giảm được tình trạng đau đớn hành hạ cơ thể:
– Biện pháp trực tiếp: Chữa trị bằng thuốc
Thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol,…), ibuprofen (Advil, Motrin IB, …) hoặc naproxen sodium (Aleve, …), tramadol (Ultram, Conzip).
Thuốc chống trầm cảm như Duloxetine (Cymbalta) và milnacipran (Savella), amitriptyline hoặc fluoxetine (Prozac);
Thuốc chống động kinh như Gabapentin (Neurontin, Gralise), pregabalin (Lyrica).
Những phương pháp điều trị này chỉ mang tính cách tạm thời điều trị các triệu chứng đau nhức và co thắt của các cơ bắp chứ không điều trị trực tiếp vào căn bệnh. Tuy nhiên đối với phần lớn bệnh nhân thì việc điều trị tạm thời này giúp họ một phần nào giảm những chứng đau nhức.
– Biện pháp gián tiếp: Thay đổi lối sống hằng ngày cũng giúp cho bệnh giảm đi phần nào
+ Có tinh thần lạc quan yêu đời, cứ tinh tưởng vào khả năng của bản thân, bệnh sẽ không chuyển biến nặng khi bạn có 1 niềm tin vào chính sức khỏe của mình.
+ Tập thể dục đã cho thấy có một số lợi ích quan trọng đối với người bệnh đau nhức toàn thân. Bạn nên tìm những bài tập phù hợp với sức khỏe vừa cải thiện được bệnh vừa tạo tinh thần lạc quan giảm stress. Cố gắng tập luyện dù có thể sẽ bị đau thêm ở lúc đầu.
+ Duy trì một lối sống lành mạnh: không uống cà phê, hút thuốc lá và rượu. Ngủ đủ giấc cũng giúp giảm tình trạng đau nhức.
+ Thư giãn: Không nên cố gắng làm quá nhiều vào một ngày bạn có thể cảm thấy mệt mỏi trong ngày hôm sau. Bạn không nên quá sức và nên học cách tự chăm sóc mình.
Điều Trị Tận Gốc
Để điều trị tận gốc chứng đau nhức toàn thân nay thì người bệnh nhân cần phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Phương pháp tốt nhất là phối hợp trị liệu phương pháp chỉnh hình, vật lý trị liệu, điều chỉnh cột sống, dinh dưỡng, thể dục và tâm lý trị liệu. Vì đối với bệnh đau nhức toàn thân thì 3 nguyên tố căn bản như: cấu trúc (structure), sinh học (biological) và tâm lý (psychological) đều bị rối loạn. Thể nên để điều trị tận gốc chứng bệnh này thì cần được phối hợp toàn diện để quân bình cơ thể. Với phương pháp trị liệu phối hợp trên, Trung Tâm Đau Nhức đã điều trị thành công rất nhiều những chứng đau nhức toàn thân. Chỉ sau 3-5 lần điều trị thì phần lớn bệnh nhân đã thấy sự tiến bộ rõ rệt. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay để được tư vấn và trị liệu.