NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH CELIAC DISEASE (LOÉT DẠ DÀY -TÁ TRÀNG)
Celiac disease (loét dạ dày – tá tràng) là một bệnh khá phổ biến với số bệnh nhân chiếm khoảng 9-10% dân số thế giới (riêng tại Việt Nam khoảng 7-10%), nhất là những người lớn. Mặc dù đã có những loại thuốc điều trị đặc hiệu nhưng nếu không biết cách phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Loét dạ dày – tá tràng là gì?
Loét dạ dày – tá tràng là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị hoại tử với mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5cm. Bệnh có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo vị trí của chỗ viêm và loét như: viêm dạ dày (đau dạy dày, đau bao tử), viêm hang vị, viêm tâm vị, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, viêm loét tá tràng (hành tá tràng) hoặc viêm cả dạ dày và hành tá tràng.
Nguyên nhân loét dạ dày- tá tràng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra loét dạ dày – tá tràng, bao gồm:
- Thuốc: Các loại thuốc thuộc nhóm axit ecetylsalicylic (như Aspirin), thuốc chống viêm, chữa khớp và thuốc hormone (ví dụ sterol) rất dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Nếu cần thiết phải dùng, bệnh nhân nên không chế liều lượng và liệu trình đồng thời nên uống sau khi ăn.
- Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP): Khoảng 70-90% bệnh nhân mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng là do vi khuẩn HP gây ra. Đây là một loại xoắn khuẩn sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP thường lây qua đồ đựng thực phẩm, bàn chải đánh răng và nụ hôn.
- Yếu tố tâm lý: Tình trạng căng thẳng, buồn phiền hoặc tức giận thường xuyên xảy ra có thể ảnh hướng đến hệ thần kinh thực vật. Từ đó gây mất cân bằng chức năng dạ dày, đường ruột, làm tăng axit hudrochloric và pepsin khiến cho huyết quản dạ dày co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây ra loét dạ dày – tá tràng.
- Yếu tố tiết thực: bao gồm tình trạng no đói không đều, ăn tối quá no, ăn nhanh hoặc vừa ăn vừa xem ti vi, uống nhiều rượu bia…
Biểu hiện của bệnh loét dạ dày- tá tràng
Bệnh loét dạ dày – tá tràng có thể do nhiều nguyên nhân và biểu hiện ở những vị trí khác nhau nhưng có những biểu hiện chung như:
- Đau, ợ chua, ợ hơi, nóng rát, đau từng cơn hoặc đau vào ban đêm ở vùng bụng trên (thượng vị).
- Buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu.
- Cơn đau dịu đi khi ăn và uống thuốc chữa dạ dày.
- Giấc ngủ bị gián đoạn hoặc mất ngủ, hay chập chờn về đêm.
- Nếu chảy máu dạ dày, bệnh nhân có thể đi đại tiện phân đen như bã cà phê và có mùi khắm.
- Theo các thống kê, có khoảng 20% bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng không có triệu chứng mà chỉ được phát hiện khi nhập viện vì các biến chứng như xuất huyết đường tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị, hoặc nội soi phát hiện bệnh.
Ai thường bị loét dạ dày- tá tràng?
Bệnh loét dạ dày – tá tràng có thể xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi nhưng nhiều nhất là người lớn, những người có chế độ ăn uống không hợp lý như uống nhiều rượu, bia, ăn nhiều chất béo, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, ăn uống vội vàng, ăn không đúng bữa, ăn quá khuya…
Cần tránh gì khi bị loét dạ dày- tá tràng
Quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra chủ yếu ở dạ dày, do đó khi bộ phận này bị tổn thương, chúng ta cần hạn chế những thức ăn có thể gây hại cũng như bổ sung các chất phù hợp. Cụ thể, bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng nên hạn chế những thức ăn:
- Có tính axit: như cam, chanh, cà chua, nước ép trái cây…
- Đồ chiên rán, đồ nướng, đồ ăn quá mát, quá lạnh hoặc cay nóng: vì sẽ gây kích ứng dạ dày làm cho vết viêm loét lan rộng và khó lành hơn.
- Các chất chứa caffeine và cồn: bao gồm cà phê, socola, coca, rượu, bia… vì sẽ làm tăng tiết axit và gây nên những cơn đau dạ dày.
- Các loại nấm: vì trong nấm có chứa phalin, một chất độc chưa phân hủy gây tổn thương dạ dày.
- Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: củ cải già, rau cần, hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn… Nếu cần dùng chỉ nên lấy nước hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn và nấu chín nhừ.
- Các loại củ, rễ: như măng, khoai mì vì những thực phẩm này có chứa acid cyanhydric, một chất gây tổn thương dạ dày.
Thay vào đó, người bệnh có thể bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa và có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh như các loại rau xanh, chuối, các thực phẩm chứa protein…
Cách điều trị bệnh loét dạ dày- tá tràng
Tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau. Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh lý rất khó chữa và khả năng tái phát cao nên nếu có dấu hiệu bất thường gì, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được điều trị kịp thời và đúng cách.