LIỆT NỬA NGƯỜI
Hội chứng liệt nửa người hay còn gọi là hội chứng bán thân bất toại là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm mất khả năng vận động. Nắm được nguyên nhân và những biểu hiện của bệnh, chúng ta sẽ sớm phát hiện để điều trị bệnh kịp thời và đúng cách.
Liệt nửa người là gì?
Liệt nửa người là tình trạng giảm hoặc mất vận động có chủ ý của một nửa cơ thể gồm chân, tay cùng bên và có thể kèm theo mất hoặc giảm vận động ở một hoặc nhiều dây thần kinh sọ não. Thông thường, nếu não trái bị tổn thương sẽ gây ra liệt nửa người bên phải và ngược lại. Phần cơ thể bị liệt vẫn có thể cử động nhưng sẽ yếu hơn.
Ai thường bị liệt nửa người?
Bệnh liệt nửa người có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đối tượng. Theo báo cáo của Hiệp Hội Tim của Mỹ, mỗi năm có khoảng 500.000 người mắc bệnh liệt nửa người, phần lớn xả ra ở những người sau tuổi 55 và những người bị tai biến mạch máu não.
Tại sao bị liệt nửa người?
Hội chứng liệt nửa người thường xảy ra do những tổn thương hoặc bệnh về não và mạch máu não, từ đó làm gián đoạn quá trình chuyển máu đến não (đột quỵ thiếu máu cục bộ). Trong đó, bao gồm:
- Chấn thương sọ não: bao gồm tụ máu ngoài màng cứng, tụ máu dưới màng cưới, đụng giập não.
- Tai biến mạch máu não: là nguyên nhân phố biến nhất gây ra chứng liệt nửa người.
- U não.
- Nhiễm trùng thần kinh: áp-xe não, viêm não, viêm tắc tĩnh mạch.
- Bệnh thoái hóa thần kinh và bệnh lý mất myelin: có thể do bệnh xơ cứng cột bên teo cơ hoặc xơ cứng rải rác.
Biểu hiện của bệnh liệt nửa người
Theo Y học hiện đại, bệnh liệt nữa người được phân thành các loại với những biểu hiện sau đây:
- Liệt trung ương: biểu hiện thường thấy nhất là miệng, nhân trung bị lệch sang bên lành; khi thở má bên liệt phập phồng theo nhịp thở; nếp nhăn mắt, mũi, má, mép ở bên lành rất rõ và mờ ở bên liệt; khi nhấn mạnh hai ngón hai ở góc hàm, chỉ thấy miệng và má cử động.
- Liệt ngoại biên: các dấu hiệu tương tự như liệt trung ương nhưng bổ sung thêm một vài dấu hiệu khác như nếp nhăn trên trán bên liệt cũng mờ; mắt nhắm không kín, tròng đen đưa lên; do 2 môi không khép kín nên khi bệnh nhân ăn cơm, cơm sẽ chảy qua bên liệt; lưỡi bệnh nhân không liệt nhưng do miệng bị méo về bên lành nên nếu thè lưỡi ra, chúng ta sẽ có cảm giác như lưỡi bị lệch về phía liệt.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người
Về dinh dưỡng: Do không thể vận động nên bệnh nhân liệt nửa người cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể nhưng lại không dư thừa dẫn đến mắc các chứng bệnh như béo phì, tiểu đường. Tùy theo thể trạng và nguyên nhân bệnh nhân mắc bệnh mà sẽ có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ví dụ, bệnh nhân bị liệt nửa người do tai biến mạch máo não có tiền sử tiểu đường thì nên cho ăn các thực phẩm chứa ít đường, tinh bột, tăng cường chất xơ, rau xanh. Một lưu ý nữa dành cho thân nhân là nên cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm và chia nhỏ bữa ăn thành 6-7 bữa trong ngày, không nên ép bệnh nhân ăn quá nhiều để tránh bị nghẹn.
Vệ sinh cá nhân: Bệnh nhân liệt nửa người cần được chăm sóc và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Thông thường, người bệnh liệt nửa người bị ảnh hưởng dây thần kinh điều khiển hoạt động của cơ tròn nên không tự chủ được đại tiện và tiểu tiện. Do đó, người nhà cần đóng bỉm đối với nữ hoặc dùng ống tiểu với nam để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và không bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, cần thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân khoảng 2 giờ một lần để tránh biến chứng loét da do nằm lâu. Nếu thấy xuất hiện vét loét, người nhà nên dùng nước muối sinh lý để rửa, sau đó lau khô và dùng băng vết thương dạng xịt để tạo màng sinh học giúp vết loét mau lành hơn. Ngoài ra, người nhà cần thường xuyên cắt móng tay, móng chân, cạo râu (đối với nam) và vệ sinh bệnh nhân hàng ngày; đồng thời thay ga gối, giữ phòng bệnh nhân luôn vệ sinh, khô ráo và thoáng khí; thường xuyên nói chuyện để động viên tinh thần bệnh nhân.
Cách điều trị bệnh liệt nửa người?
Liệt nửa người là hội chứng vô cùng nguy hiểm vì liên quan đến não bộ. Do đó, nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường, quý bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa và uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Đau nhức xương khớp thường kèm theo những chứng liệt nửa người. Bạn có thể dùng thêm các loại thuốc bổ khớp để giúp máu huyết lưu thông và giảm những cơn đau nhức. Dùng ngay iFLEX365.