BỆNH ĐAU THẦN KINH TỌA
Đau thần kinh tọa là một bệnh lý thường gặp hiện nay. Chúng không chỉ gây ra những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ảnh hưởng đến công việc mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị đúng cách. Vậy để biết đau thần kinh tọa là gì và cách điều trị ra sao, mời quý vị cùng theo dõi những thông tin sau đây của chúng tôi.
Đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, bắt đầu từ các rễ thần kinh ở vùng lưng dưới kéo dài xuống mông, qua hai mặt sau của chân và chạy đến các ngón chân. Đau thần kinh tọa hay còn gọi là đau thần kinh hông to là bệnh lý đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa do phần lỗ trống tại xương cụt – nơi dây thần kinh đi qua bị thu hẹp, đè nén dây thần kinh.
Tại sao bị đau?
Tổn thương rễ thần kinh ở cột sống thắt lưng là nguyên nhân chính dẫn đến đau thần kinh tọa, chiếm khoảng 90-95%, còn lại là tổn thương dây và đám rối thần kinh. Có 2 nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa là:
- Nguyên nhân tại chỗ: Nguyên nhân này xảy ra do một số bệnh lý trực tiếp ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng cùng, trượt cột sống, viêm đốt sống, viêm cột sống dính khớp, nhiễm trùng cột sống, các chấn thương, khối u… Trong đó, thoát vị địa đệm là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tổn thương rễ thần kinh khiến đau thần kinh tọa. Thoát vị địa đệm thường xảy ra ở những người trong độ tuổi lao động do các động tác gắng sức không đúng tư thể như cúi xuống nâng vật nặng, cử động đột ngột của thân… dẫn đến đau thắt lưng hông cấp tính. Đối với những người lớn tuổi, đau thần kinh tọa thường xảy ra do thoái hóa đĩa đệm gây đau thắt lưng hông mạn tính và tái phát. Ngoài ra, những chấn thương kéo dài trong cuộc sống thường ngày như lái xe hàng ngày, tư thế xấu trong thời gian dài hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng cùng cũng có thể gây ra các tổn thương đĩa đệm.
- Nguyên nhân phát sinh: Đau thần kinh tọa do nhiều bệnh khác nhau như giang mai giai đoạn III, cúm, lậu, thấp tim, thương hàn, sốt rét. Nhóm này thường ít gặp.
Triệu Chứng
- Đau lưng kéo theo triệu chứng tê hoặc mất cảm giác từ lưng qua đầu gối
- Đau và tê kéo xuống lòng bàn chân hoặc mu bàn chân
- Cảm giác đau nóng, tê, kiến bò hoặc mất cảm giác
- Cơ bắp vùng chân yếu dần hoặc teo co cơ
- Đi đứng khó khăn
Ai thường hay bị đau TKT?
Bênh đau thần kinh tọa thường gặp ở độ tuổi từ 30-50, ở những người lao động chân tay nặng nhọc hoặc những người ít vận động như lái xe đường dài hoặc phải ngồi làm việc với máy tính cả ngày. Ngoài ra, theo một nghiên cứu được tiến hành ở Phần Lan, công bố trên Tạp chí Spine vào năm 2002, những người hay đi bộ, chạy bộ có nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa đồng thời làm các triệu trứng trở nên trầm trọng hơn.Trước đây, bệnh này thường xảy ra ở nam giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam.
Cần tránh gì khi bị đau?
Nếu chẳng may bị đau thần kinh tọa, bên cạnh các phương pháp điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần kiêng cử một số loại thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm chứa nhiều muối: dễ gây ra các cơn đau thắt, gây ảnh hưởng đến thần kinh và dây thần kinh.
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: thường làm cho các cơn đau thường xuyên hơn. Không chỉ vậy, các thực phẩm này còn dễ dẫn đến viêm nhiễm, bao quanh và chèn ép dây thần kinh cũng như khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
- Rượu, bia, thuốc lá, cà phê: Các chất kích thích gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể, đặc biệt là xương khớp.
- Thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh: Không chỉ riêng những bệnh nhân đau thần kinh tọa, những người khác cũng nên hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp và thức ăn nhanh. Nguyên nhân vì các loại thực phẩm này được bảo quản lâu và chứa nhiều muối.
- Các loại thịt đỏ như trâu, bò, dê… chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng nếu bị đau thần kinh tọa thì không nên sử dụng vì các thực phẩm này gây co cơ, làm dây thần kinh tọa bị chèn ép nhiều hơn, khiến các cơn đau xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân đau thần kinh tọa cần tránh làm việc quá sức, không chạy nhảy, cúi gập người, không sử dụng nệm quá cứng hoặc võng, xích đu vì sẽ gây cong cột sống; giữ tư thế đúng khoa học khi làm việc và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Riêng với nữ, cần tránh sử dụng giày cao gót vì sẽ làm trọng lượng cơ thể đè lên cột sống dẫn đến cột sống cong về phía trước.
Phương pháp chữa trị?
Nếu có ít nhất một trong các triệu chứng đau thần kinh tọa nêu trên, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị đúng cách. Tùy vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây bệnh. Phương án tốt nhất là phối hợp trị liệu nhiều phương pháp từ dinh dưỡng thể dục, vật lý trị liệu, chỉnh xương và yoga. Bệnh nhân thường được chỉ định các loại thuốc giảm đau hoặc chích steroid vào các khớp để giảm sưng viêm. Nếu bệnh tình không thuyên giảm, người bệnh bị mất cảm giác, teo cơ hoặc mất khả năng tiểu tiện, đại tiện hoặc sinh lý thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung một số thực phẩm có chứa Vitamin B6 (thịt gia cầm, đậu nành, hạt hướng dương, bơ đậu phộng…), Vitamin B9 (đậu Hà Lan, các loại ngũ cốc, cam, bơ, củ cải xanh, bông cải xanh, măng tây…), Vitamin B12 (cá hồi, cá ngừ, hải sản…) và Vitamin C (cam, quýt, dưa hấu, dâu tây, cà chua, bắp cải…) vì những thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ kháng viêm, giảm đau và phục hồi tốt hơn.
Chỉnh Hình
Phương pháp chỉnh hình được xem là một trong những phương pháp hửu hiệu nhất để chữa bệnh đau thần kinh tọa. Phương pháp này điều chỉnh cột sống, giúp ổn định lại vị trí của các đốt xương nên có thể giảm đi sự chèn ép ở dây thần kinh tọa. Các bác sĩ chỉnh hình không chỉ chỉnh nắn khớp xương mà còn phối hợp nhiều phương pháp hỗ trợ khác như kéo giãn cột sống (traction), vật lý trị liệu, thể dục dưỡng sinh, kích thích huyệt đạo giúp giảm sự co thắt (muscle spasm) của các cơ, laser kháng viêm và những loại dinh dưỡng hỗ trợ. Phương pháp này được xem la an toàn nhất và đem lại kết quả cao cho những người đang bị các chứng đau thần kinh tọa. Phối hợp trị liệu là phương pháp cần thiết nhất đối với những người bị đau thần kinh tọa kinh niên. Nếu bạn chữa trị đúng cách và kiên trì thì chắc chắn bạn sẽ khắc phục được chứng đau thần kinh tọa.
Sản Phẩm Hỗ Trợ
Đối với bất cứ chứng đau nhức cơ khớp nào dù nặng hay nhẹ thì việc sử dụng các dinh dưỡng hỗ trợ là điều không thể thiếu. iFLEX365 là thần dược #1 dành cho các chứng đau nhức khớp. Với 18 thành phần dược liệu chống viêm cực mạnh, iFLEX365 là sản phẩm số 1 cho những ai đang bị đau nhức, phong thấp hoặc sưng viêm cơ khớp. Hàng ngàn người đã cải thiện cuộc sống với iFLEX365, thần dược số 1 dàng cho đau nhức. Sử dụng thuốc cùng kem bôi iFLEX365 chắc chắn bạn sẽ khắc phục những cơn đau nhức và tê thấp bạn phải chịu đựng mỗi ngày.