fbpx
Get social with us!
BỆNH THOÁI HÓA KHỚP

BỆNH THOÁI HÓA KHỚP

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 10% dân số từ tuổi trung niên trở lên bị thoái hóa khớp. Riêng tại Việt Nam, cứ 100 bệnh nhân đi khám bệnh thì có khoảng 10 người bị thoái hóa khớp và bệnh này đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng. Những thông tin về bệnh thoái hóa khớp sau đây sẽ giúp quý vị sớm phát hiện bệnh cũng như biết cách phòng tránh các tổn thương và nguy cơ biến dạng khớp.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là bệnh lý tổn thương sụn khớp kèm các phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Sụn khớp là các cấu trúc che phủ bề mặt xương, đóng vai trò như miếng đệm giữa các xương và giúp các đầu xương không cọ xác trong quá trình vận động.

Tại sao bị thoái hóa khớp?

Có 2 nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp:

Thoái hóa khớp nguyên phát: Càng lớn tuổi, sụn khớp càng xù xì và mỏng dần, một số trường hợp nặng có thể nứt sụn, mòn sụn hoặc bong tróc khiến lớp sụn không đủ để che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, các đầu xương bào mòn lẫn nhau sẽ kích thích phát triển các mô xương mới, tạo nên các chồi xương hay còn gọi là gai xương ở quanh khớp. Sự ma sát giữa các gai xương khi vận động khiến bệnh nhân đau đớn và hạn chế vận động.

Thoái hóa khớp thứ phát: gây ra bởi các nguyên nhân rõ ràng như béo phì, các chấn thương khớp lặp đi lặp lại, phẫu thuật vào khớp, gệnh gout, đái tháo đường, rối loạn hệ tự miễn, rối loạn hormone hoặc mất cấu trúc khớp bẩm sinh.

Ai thường bị thoái hóa khớp?

Theo thống kê, bệnh thoái hóa khớp thường xảy ra ở những người ở độ tuổi trung niên trở lên. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa dần, đặc biệt là ở những người thường xuyên đứng quá lâu, người béo phì, người ngồi xổm nhiều, người mang vác vật nặng, những người bị dị dạng khớp bẩm sinh… Một số trường hợp thoái hóa khớp còn liên quan đến gen di truyền.

Biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp?

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp thường biểu hiện các triệu chứng sau đây:

– Khớp kêu lạo xạo, lục cục mỗi khi co duỗi kèm theo các cơn đau.

– Cứng khớp vào buổi sáng: thường xảy ra khi mới ngủ dậy và kéo dài khoảng 10-30 phút.

– Khó vận động các khớp: Một số biểu hiện thường gặp là đi lại khập khiễng, khó cử động cổ, đau mỏi vùng sau gáy lan đến cánh tay, đau khi vận động nhiều, cầm nắm khó khăn…

– Đau khi ngồi xổm: Theo các nghiên cứu mới đây, có đến 41% người đau khi ngồi xổm có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp.

– Đau khi leo cầu thang: Nếu cảm thấy đau mỗi khi leo cầu thang, khả năng cao bệnh nhân đã bị thoái hóa khớp gối. Một số trường hợp nặng phải nhích từng bước mỗi lần lên xuống cầu thang. 

Thoái hóa có thể xảy ra ở mọi khớp trong cơ thể

– Khớp đau nhiều khi tăng cân: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người tăng cân quá mức có nguy cơ bị thoái hóa khớp gấp 7 lần so với người có cân nặng bình thường. Những khớp bị đau khi tăng cân thường là những khớp gánh trọng lượng cơ thể như khớp gối, khớp háng, khớp gót chân.

– Khớp tê, sưng, biến dạng, teo ổ khớp: Khi sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng sẽ làm cho đầu gối lệch trục, ngón tay trở nên gồ ghề và cong, ngón chân cứng và cong vẹo.

Cần tránh gì khi bị thoái hóa khớp?

Về ăn uống, bệnh nhân thoái hóa khớp cần tránh:

– Các thực phẩm làm tăng mỡ trong máu như thịt mỡ, xúc xích, dăm bông, bánh kẹo.

– Thực phẩm có chứa hàm lượng purin và fructozo cao như cá trích, thịt gia súc, gan, thịt lợn muối, dưa muối, cà muối…

– Thực phẩm chứa nhiều acid oxalic như mận, củ cải…

– Thực phẩm gây mất canxi như thịt, nội tạng động vật, muối, đường, đồ uống có cồn.

Thay vào đó, người bệnh nên sử dựng các loại thịt heo, thịt gia cầm, cá biển, tôm, cua, sò; các loại trái cây có men kháng viêm và sinh tố C như đu đủ, chanh, bưởi, dứa; bổ sung các thực phẩm có chứa Vitamin B, D, K, acid calcium, sắt.

Về sinh hoạt thường ngày bệnh nhân thoái hóa khớp cần có sự nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể dục nhẹ nhàng, không được làm việc quá sức, tránh các động tác đột ngột… Nếu trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường nên giảm cân để giảm áp lực trọng lượng cho khớp.

Phương pháp chữa trị?

Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng thoái hóa khớp nêu trên không quan tâm đúng mức hoặc tự điều trị theo các bài thuốc dân gian truyền tai khiến bệnh ngày càng nặng hơn, thậm chí bị tàn phế. Do đó, nếu cảm thấy khớp có những dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị đúng cách.

  • Dựa trên các nghiên cứu gần đây của ngành miễn dịch học phân tử, Viên nghiên cứu InterHealth (Hoa Kỳ) đã phát minh ra một dưỡng chất sinh học thế hệ mới tên là UC-II. Chất này có tác dụng giúp cơ thể sửa lỗi của hệ thống miễn dịch và cung cấp nguyên liệu để tái tạo sụn khớp… từ đó làm cho quá trình thoái hóa khớp diễn ra chậm hơn.
  • Cần kiêng bia rượu và các chất kích thích như cà phê, cà, măng, ớt. Hạn chế dùng bia và các thức ăn nhiều đạm như thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản. Nên ăn nhiều hoa quả và rau; uống các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat. Ngoài ra, cần tránh làm việc quá sức và ăn uống quá mức, không để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc táo bón.
  • Phần lớn uống các loại thuốc giảm đau nhưng những loại thuốc giảm đau chỉ làm giảm các cơn đau chứ không chữa trị khớp và nếu dùng lâu dài sẽ dẫn đến các biến chứng và phản ứng phụ.

Sản phẩm bổ xung

Một trong những dòng sản phẩm được yêu thích nhất hiện nay dùng cho các chứng đau nhức và phong thấp là iFLEX365, trong uống ngoài thoa.  Với 18 dược liệu giúp bồi bổ, tái tạo, kháng viêm, giảm đau và tăng chất nhờn cho khớp, iFLEX365, đã giúp hàng ngàn người chinh phục những cơn đau nhức xương khớp.  Sử dụng iFLEX365, ngay hôm nay để thấy sự diệu kỳ.