Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh vẩy nến hiện nay châu Âu vào khoảng 5% dân số, châu Á và châu Phi khoảng 2%. So với nhiều căn bệnh khác, vẩy nến không gây tác hại nghiêm trọng về sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, khiến cho người bệnh cảm thấy mặc cảm và tự ti. Những thông tin sau đây sẽ giúp quý độc giả hiểu cơn về căn bệnh này.
Bệnh vẩy nến là gì?
Vẩy nến là một bệnh lý viêm da lành tính và có tính chất di truyền. Người bị vẩy nến thường xuất hiện những mảng màu đỏ tía nằm dưới những lớp vẩy màu trắng bạc, dễ tróc. Khi cạo vào những mảng này, vẩy sẽ tróc ra từng phiến mỏng giống như cạo vào thân cây đèn cầy nên gọi là vẩy nến. Thông thường, vẩy nến xuất hiện ở khuỷu, đầu gối và da đầu. Trường hợp nặng bệnh có thể lan rộng ra toàn thân, làm mất thẩm mỹ của bệnh nhân.
Tại sao bị vẩy nến?
Cho đến nay, vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng về bệnh vẩy nến nhưng các nhà khoa học cho rằng những yếu tố sau đây là nguồn gốc chính gây ra bệnh:
- Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân vảy nến là do các yếu tố di truyền từ cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ.
- Nhiễm khuẩn: Việc giữ vệ sinh không đúng cách hàng ngày hoặc sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh có thể làm do da bị nhiễm khuẩn dẫn đến vẩy nến.
- Yếu tố tâm lý (stress): Tâm lý căng thẳng, lo lắng quá mức là một trong những nguyên nhân khởi phát và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
- Thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc không đúng cách, nhất là các loại thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áo loại beta blocker, corticoid… có thể gây ra bệnh vẩy nến.
- Hiện tượng Kobner: là những kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lý hóa.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Sự rối loạn hệ miễn dịch có thể làm cho những tế bào miễn dịch không nhận diện được đối tượng nguy hiểm và thay vì tấn công vào các yếu tố gây hại như virus, vi khuẩn thì chúng lại quay sang tấn công vào biểu bị da làm cho các tế bào da chết đi, gây ra vẩy nến.
- Môi trường ô nhiễm: Môi trường nước, không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn không chỉ gây ra vẩy nến mà còn là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
- Ánh sáng mặt trời: Trong ánh sáng mặt trời có chứa các tia tử ngoại. Nếu tiếp xúc nhiều với tia này, nhất là trong khoảng thời gian từ 10-15 giờ, cơ thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến rất cao, thậm chí là ung thư da.
- Chấn thương thượng bì: Nếu vùng thượng bì bị tổn thương mà không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến bệnh vẩy nến.
Ai thường bị vẩy nến?
Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh của nam thường cao hơn nữ và người lớn nhiều hơn trẻ em, nhất là những người không giữ vệ sinh cơ thể hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm.
Phân loại và các biểu hiện của bệnh vẩy nến
Biểu hiện chung của bệnh vẩy nến là những mảng màu đỏ tía được phủ bởi các vẩy trắng hoặc bạc, khi sờ vào thấy khô và cứng. Ngoài ra, tùy theo vị trí xuất hiện, bệnh còn có những triệu chứng riêng biệt theo từng loại sau đây:
- Vẩy nến thể mảng: các mảng vẩy nến thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.
- Vẩy nến mụn mủ: xuất hiện nhiều mụn mủ khô và nông ở vùng da tay và da chân.
- Vẩy nến giọt: vẩy nến có dạng hình giọt nước xuất hiện khắp cơ thể. Loại này thường gặp ở trẻ em sau một đơt viêm họng do nhiễm streptococci.
- Viêm khớp vẩy nến: các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối… bị sưng lên.
- Vẩy nến móng: móng dày và có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
- Vẩy nến da đầu: xuất hiện những mảng vẩy nến dày, màu trắng bạc trên da đầu. Đây là vị trí khó phát hiện bệnh vì bị tóc che phủ, do đó nếu thấy xuất hiện nhiều gàu trên da dầu, mọi người nên vạch ra xem để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
- Vẩy nến nếp gấp: thường gặp ở người béo phì với các tổn thương ở những vùng nếp gấp như nách, bẹn, mông…
Cần tránh gì khi bị vẩy nến?
Nếu chẳng may bị bệnh vậy nến, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau: không kỳ cọ và bóc da (hiện tượng Kobner), tránh căng thẳng, tránh nhiễm khuẩn (nhất là vùng tai, mũi, họng), không sử dụng rượu, tránh gây trầy xước ở vùng da bị tổn thương và không để vùng da bị tổn thương tiếp xúc với các chất có tính bazo cao như xà phòng, vôi… Ngoài ra, nếu mắc các vấn đề về tim mạch, người bệnh cần nói cho bác sĩ điều trị biết để kê đơn thuốc cho phù hợp.
Cách điều trị bệnh vẩy nến?
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra loại thuốc nào có thể chữa được hoàn toàn bệnh vẩy nến. Các phương pháp điều trị chỉ giúp ngăn ngừa, kiểm soát và không cho bệnh tái phát. Tuy vậy, người bệnh không nên quá lo lắng mà hãy có tâm lý lạc quan và tuân theo liệu pháp điều trị của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.
Thực phẩm bổ xung dinh dưỡng vẫn là phương pháp tốt nhất đối với chứng bệnh vẩy nến. Sử dụng bổ xung thêm dầu cá, các loại thảo dược kháng viêm, sinh tố, vitamin D là những thực phẩm giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh sự tái phát. Dòng sản phẩm iFLEX365 bao gồm những thực phẩm kháng viêm cực mạnh giúp giảm đau, kháng viêm và bồi bổ khớp bị thương tổn.